Ngoài Kịch Bản

Xin lỗi mọi người trước, nếu bài viết sau đây đọc lên nghe như là Google Translate dịch. Trước, hết, phải thú thật với các bạn rằng tôi thông thạo tiếng Anh hơn tiếng mẹ đẻ của mình.

Điều này lâu nay cũng không phải là vấn đề gì, vì tôi đang sống ở một quốc gia chủ yếu nói tiếng Anh. Dân Úc nhiều khi thấy tôi là người châu Á nên họ không nghĩ tôi biết cách ăn nói bằng ngôn ngữ của họ. Tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng luyện tập để khiến họ phải bất ngờ.

Tôi rời Việt Nam khi còn học trung học, và có rất nhiều khái niệm, ý tưởng – dù rất đơn giản – tôi chỉ biết bộc lộ bằng tiếng Anh, chứ không có đủ vốn từ vựng để diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Hồi Tết về quê mấy đứa em họ nhờ tôi giúp làm bài tập. Tôi vừa mở sách giáo khoa của tụi nó ra mà đã choáng. Trước nay tôi chỉ biết “mitochondria is the powerhouse of the cell” chứ có biết dịch câu này sang tiếng Việt như thế nào đâu?

Không phải tôi sợ mất mặt với tụi nó, vì dù gì tôi vẫn là [NN1] anh cả trong gia đình, được đi Tây đi Tàu du học. Người Việt Nam mình xưa nay cũng đâu có chê bai gì tính hiếu học và tinh thông ngoại ngữ. Lịch sử còn ghi lại truyện đức Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255-1330), con trai thứ sáu của Trần Thái Tông và là một học giả, nhà ngoại giao kiêm danh tướng tài ba, nổi tiếng tinh thông nhiều ngôn ngữ.

Truyện kể rằng năm 1280, Trịnh Giác Mật, thủ lĩnh đồng bào dân tộc thiểu số của vùng Đà Giang, dấy binh chống lại nhà Trần. Đức Chiêu Văn được vua cử đi dẹp loạn. Giác Mật lập mưu dụ ngài vào mai phục nên gửi thư giả xin hàng, mời “ân chủ” một mình một ngựa đến doanh trại để Giác Mật đón tiếp. Chiêu Văn Vương không ngần ngại nhận lời, dù các tướng lĩnh hết mực ngăn cản.

Sử sách có chép lại chi tiết lời nói, cử chỉ của ngài khi đến trại địch, nhưng tôi ít hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục của người dân địa phương nên đọc đến đoạn này chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cả. Chỉ biết rằng Trịnh Giác Mật phải ngạc nhiên mà thốt lên: “Chiêu Văn Vương là anh em với ta rồi!”

“Chúng ta xưa nay vẫn là anh em”, đức Chiêu Văn trả lời. Và thế là cuộc chiến được chấm dứt mà không một giọt máu nào đổ.

Đức Trần Nhật Duật nổi tiếng biết nhiều ngôn ngữ. Tôi thì kém hơn nhiều, chỉ mỗi tiếng Anh đã hoa mắt rồi. Một trong những điều đầu tiên tôi đã được dạy về tiếng Anh là: (a) bạn sẽ thường xuyên được hỏi một câu hỏi; và (b) bạn bắt buộc phải trả lời, nhưng bạn không được phép trả lời thành thật. Câu đáp trả cho “Hi, how are you?” bắt buộc phải là: “I’m fine. Thank you.” Phải rất lâu sau, chỉ đến khi sang Úc sinh sống, tôi mới hiểu ra cái logic của hiện tượng quái lạ này. Không phải giao tiếp bằng tiếng Anh khiến người ta giả dối khi hỏi thăm người khác, mà ngược lại đây một hình thức giải phóng cho tất cả các bên tham gia đối thoại. Dù là người bắt đầu một cuộc trò chuyện hay là trả lời, bạn sẽ có một “kịch bản” để theo.

Và những “kịch bản” – những quy tắc, kỳ vọng, chuẩn mực quy định cách mọi người tương tác lẫn nhau – tồn tại cả ở Việt Nam chứ không chỉ ở Úc. Chúng tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ, không chỉ riêng tiếng Anh. Và nếu bạn biết hành xử như đức Trần Nhật Duật, một ứng xử dũng cảm khi “tay không tấc sắt đến doanh trại kẻ thù” lại tỏ ra dễ dàng đến khác thường. Điều đáng học ở đây là, chỉ cần thuộc kịch bản và “diễn” đúng như những gì khán giả mong đợi.

Tôi kết thúc bài viết ở đây có được không nhỉ? Đã có nguyên một “bài học” đơn giản, dễ hiểu làm kết luận rồi. Kỹ năng giao tiếp đơn giản lắm, không có gì đáng sợ cả. Chỉ là nắm bắt các “kịch bản” có sẵn ở mỗi nền văn hóa, phải không nào? Bạn có thể lâu không dùng tiếng Việt, nhưng trong thời đại truyền thông toàn cầu này, bạn có thể kết nối với người Việt trên Facebook, chẳng hạn, rồi từ đó tái hòa nhập với văn hóa Việt Nam- đơn giản quá, phải không nào?

Tuy nhiên, ai cũng biết chuyện không hề đơn giản đến như vậy.

Cá nhân tôi là một người nữ chuyển giới (một transgender woman- trong tiếng Anh). Chất lượng cuộc sống hiện tại của tôi không đến nỗi tệ, không gì làm phiền tôi và tôi cũng chẳng hại đến ai. Tuy vậy, đối với phần lớn của xã hội Việt Nam hiện tại, tôi sẽ bị coi [NN2] là một bệnh nhân có vấn đề về tâm lý, cần được thương hại và chữa trị, hoặc là một kẻ mất gốc, học đòi thói sa đọa ‘nhập khẩu’ từ phương Tây. Đây là hai “kịch bản” hiện có để tôi lựa chọn cách hành xử.

Trong từ vựng tiếng Việt, để mô tả cộng đồng LGBT+ thì từ phổ biến nhất có lẽ vẫn là “pê-đê”- một từ chung, sử dụng lẫn lộn cho các hình thức giới tính hay thiên hướng tình dục “không theo chuẩn”. Đây là một từ mượn từ tiếng Pháp “pédéraste”, có nghĩa gốc là: “bạo hành tình dục trẻ em”.

Viện dẫn ví dụ này, có lẽ tôi đang bi quan quá chăng? Trong khi đó, ở tiếng Việt còn có các từ chung chung mơ hồ khác như: “ái nam ái nữ” (Hán-Việt), “gay” (lấy từ tiếng Anh), hoặc “đồng bóng” (từ tín ngưỡng truyền thống Việt Nam) v.v… Tra cứu trên Google chúng ta đều thấy rằng các thuật ngữ chính xác hơn, ít mang nét nghĩa kỳ thị hơn đang dần trở nên phổ biến; và cộng đồng LGBT+ ở Việt Nam đã và đang cố gắng rất nhiều trong nhiệm vụ tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân.

Tôi ngưỡng mộ họ. Tôi không sống ở Việt Nam và không giỏi giang trong lời ăn tiếng nói bằng ngôn ngữ Việt nên không thể tham gia vào các hoạt động của cộng đồng này, nhưng tôi ngưỡng mộ công sức và lòng dũng cảm của họ.

Nhiều người sẽ cho rằng họ đang phí công vô ích vì tạo ra một kịch bản mới cho một xã hội là điều không tưởng. Nhưng chẳng phải nhiều người cũng nói “tay không tấc sắt đến doanh trại kẻ thù” là điều không tưởng đó sao?

***

Throwing Out The Script

I’m more fluent in English than in my mother tongue – there’s no getting around it.

This has worked out well for me so far, seeing as I’m in a predominantly English-speaking country. With any luck, I can even play with people’s perceptions of me as ‘the Asian kid with the accent’ by delivering better witticisms than they’d expected to hear from my mouth.

But I’ve been away from Vietnam since high school so there are now a lot of concepts and ideas – even simple ones – I’m only capable of expressing in English, things I simply lack the vocabulary for in what’s nominally my native language. If one of my younger cousins shows me their biology homework, I wouldn’t be able to recognise the Vietnamese word for ‘mitochondria’, let alone explain how it’s the powerhouse of the cell.

I’m not scared of losing face with my cousins – ultimately, I’m still the big boy in the family who got to study abroad. It’s not like our people look down on mastery of foreign languages either: in the annals of Vietnamese history there’s the tale of Prince Trần Nhật Duật (1255-1330), sixth son of the Trần Dynasty’s first emperor – and a noted scholar and polyglot – who used his skill with languages to great military and diplomatic renown.

The story goes that in 1280 Trịnh Giác Mật, a leader among the ethnic minority people of the Đà Giang region, took up arms against the Trần government. Prince Nhật Duật was given an army to respond. Giác Mật wanted to lure this young prince into an ambush, so he issued an invitation – would His Highness come over to my camp, alone, to accept a drink and my surrender? Against the advice of his generals, Prince Nhật Duật accepted.

The history books did record their full conversation, but it involved a lot of local colloquialisms and subtle cultural details. Let’s just skip to the bit where their meeting ended with an astonished Trịnh Giác Mật: ‘O Prince, surely you must be one of our own kinsmen!’

‘Our people have always been kinsmen’, the Prince answered. Thus, a war was ended before the first battle even began.

At this point it’d be fitting if I could say I first heard this story in English class, but unfortunately real life isn’t so serendipitous. It’s a shame, for this tale illustrates many of the key mechanics of speaking in a foreign language, or indeed, in any language.

Some of the first things I was taught about English were that you’ll regularly be asked a point-blank, non-rhetorical question and, that you must never actually answer it. The only acceptable response to ‘Hi, how are you?’ is ‘I’m fine thank you’, or some variant on this. It was only later when I came to Australia that I understood English-speaking people don’t just enjoy insincere conversations; they’re a form of freedom for all parties involved. No matter whether you’re starting a conversation or responding, you have a script you can rely on.

These ‘scripts’ – little norms, expectations, and shibboleths governing how people interact – they exist in Vietnam too. They exist in all languages, not just English. If you know how to use them, like Prince Nhật Duật, something as enormous and bewildering like riding up to the enemy camp unarmed becomes more manageable. It’s only a matter of learning the script and giving the correct response on cue.

It’d be even more thematically fitting if I could bow myself out right here. Tie everything up into a neat lesson: Oh, it’s just a matter of learning a culture’s pre-established scripts. You might have to play catch-up a bit, but in this age of global telecommunication it should be easy to connect with other Vietnamese folks on Facebook and keep in touch with the culture, right?

Unfortunately, it’s not that simple.

I have social anxiety. I don’t just speak English better, but come across as ruder and more irritable when speaking Vietnamese with friends and family back home. Even with a simple question I’d struggle to answer, which is embarrassing, and my anxiety would act up so I’d get flustered, and thus defensive, and before you know it, it’s a feedback loop. Is it really that much help to know there are tons of different scripts I could have fallen back on, when I don’t instinctively have access to any of them?

And what if there is no script for me at all?

I am a genderfluid trans woman, which simply means my gender isn’t fixed although most of the time I identify with womanhood. For the majority of contemporary Vietnamese society I must also be either a diseased victim needing to be cured or, perhaps more likely, an immoral deviant seduced by ‘imported’ Western debauchery. There’s no other option.

To wit: there are a number of words for LGBT+ people in Vietnamese, but the most popular colloquial term is perhaps ‘pê-đê’, an indiscriminate catch-all for any non-normative gender or sexuality.

It’s an adaptation of the French pédéraste. From the Greek paîs, meaning ‘child’ and erastḗs, meaning ‘lover’. It’s a term with an unfortunate double meaning.

Yet maybe I am being unduly pessimistic here. Even in the realm of vague umbrella terms, there are other options. I could say ‘’ái nam ái nữ- (Sino-Vietnamese), ‘gay’ (taken from English), or ‘đồng bóng’ (from Vietnamese autochthonous folk religion: originally a term for the spirit medium, in whom both male and female spirits can be incarnated). A quick Google search shows that more accurate vocabularies seem to be gaining traction – showing just because I haven’t been in contact with the Vietnamese LGBT+ community, that doesn’t mean it doesn’t exist, or hasn’t been doing brilliant advocacy work.

I admire them. I cannot be as good an activist as they are – I’m no good at speaking out in public with my tied tongue – but I admire their guts and their dedication.

Some may say they’re playing a fool’s game, and that writing a new script for a whole society is impossible. But then again, so was riding up to the enemy camp unarmed.

So is everything, really, until someone has the nerve to try.

Special thanks to Dr. Bao Thai for proofreading this article. For the record, you can study Vietnamese here at the ANU – why not give it a try?

We acknowledge the Ngunnawal and Ngambri people, who are the Traditional Custodians of the land on which Woroni, Woroni Radio and Woroni TV are created, edited, published, printed and distributed. We pay our respects to Elders past and present. We acknowledge that the name Woroni was taken from the Wadi Wadi Nation without permission, and we are striving to do better for future reconciliation.